Website phải được tối ưu tốc độ truy cập

Khi đã truy cập một trang web, các thành phần trên trang bạn truy cập sẽ được tự động lưu trữ trong bộ nhớ đệm (còn gọi là bộ nhớ tạm thời) nếu bạn có bật bộ nhớ đệm của trình duyệt. Khi trang đã được tải và các thành phần khác nhau được lưu trữ trong bộ nhớ cache của người dùng, chỉ cần tải xuống một vài thành phần cho lần truy cập tiếp theo.

Vì vậy, lần truy cập thứ 2 trở đi, trình duyệt có thể tải trang rất nhanh do không cần gửi yêu cầu HTTP mới tới máy chủ.
Giảm thiểu tài nguyên

Nguồn tài nguyên WYSIWYG giúp bạn xây dựng một website dễ dàng, bạn thể hiện những gì bạn muốn. Nhưng chính nó dẫn đến việc tạo ra nhiều mã lộn xộn, làm trang tải chậm. Vì vậy, bạn nên mạnh dạn cắt bỏ một số nguồn tài nguyên không quan trọng.

Dưới đây là đề xuất của Google:

Để giảm thiểu HTML, bạn có thể sử dụng PageSpeed Insights Chrome Extension để tạo ra một phiên bản HTML tối ưu hóa.

Để giảm thiểu CSS, bạn có thể dùng thử YUI Compressor và cssmin.js.

Để giảm thiểu JavaScript, thử với Closure Compiler, JSMin hoặc YUI Compressor.
Tối ưu hóa hình ảnh

Với hình ảnh, bạn cần chú ý 3 điều: kích thước, định dạng và thuộc tính src.

Kích thước hình ảnh

Hình ảnh quá cỡ khiến việc load nó rất lâu, vì thế hãy giữ cho kích thước hình nhỏ nhất có thể. Sử dụng các công cụ chỉnh sửa để:

+ Crop hình đúng kích cỡ. Ví dụ, nếu trang bạn rộng 570px thì resize hình theo chiều rộng đó. Đừng upload hình rộng 2000px vào trang có chiều rộng 570px. Điều này làm chậm tốc độ và mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng.

+ Giảm độ sâu màu sắc (color depth) đến mức thấp nhất (nhưng đảm bảo chấp nhận được).

+ Xóa bỏ những comment ảnh

Website phải được tối ưu tốc độ truy cập và tối ưu cho Website chuẩn SEO

Một thiết kế website chuyên nghiệp còn phải được thể hiện qua chất lượng. Website phải được tối ưu tốc độ truy cập và tối ưu cho Website chuẩn SEO (tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm). Vầ điều không thể thiếu của một website chuyên nghiệp là tính bảo mật cao đề phòng hacker tấn công,phá hoại.

Khi thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển, chuyện lập web để quảng bá hình ảnh, thương hiệu hỗ trợ kinh doanh đối với các công ty càng trở nên cần thiết. Và với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể nhận thấy với việc chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ đã được nhận về trang web là giải pháp phù hợp. Song câu nói “tiền nào của nấy” của dân gian luôn đúng. Bởi khi sở hữu một trang web giá rẻ thì điều đó cũng đồng nghĩa với tất cả các dịch vụ cho website của khách hàng đều được “đơn giản hóa” tới mức tối đa.

Chỉ với mã nguồn, giao diện… sẵn có, cùng với việc điều chỉnh không nhiều, các nơi thiết kế chỉ trong một thời gian ngắn từ 3 – 4 ngày đã có thể “nhân bản” thành công, cho ra lò trang web hoàn chỉnh. Thậm chí, tên miền cũng là loại được cung cấp… miễn phí đầy trên mạng nên chất lượng truy cập lúc nhanh lúc chậm, thậm chí lắm khi không thể xem được.

Trở lại với trường hợp của anh Thành nêu trên, cầm trên tay báo giá “làm trang web giá rẻ theo yêu cầu” với chi phí chưa tới 3 triệu đồng, anh đã tìm đến một công ty chuyên thiết kế website trên “phố máy tính” Lê Thanh Nghị (Hà Nội). Thế nhưng, anh Thành cho biết đã phải nhanh chóng thất vọng bởi nhân viên thiết kế tại đây sau một hồi tư vấn liền báo giá cho anh làm trang web với cái giá khác, hơn… 5,5 triệu đồng (tức là bị đội thêm 2,5 triệu). Cuối cùng hai bên cũng không tìm được tiếng nói chung, anh Thành đành ra về bởi nếu dùng gói gần 3 triệu như họ báo giá ban đầu thì chất lượng quá tệ!

Theo các chuyên gia, web giá rẻ dễ mắc phải các vấn đề cơ bản sau:

Bảo mật kém, không có khả năng phòng chống sự tấn công của hacker. Các hacker có thể tìm được các lỗi bảo mật trên web, từ đó có thể kiểm soát tài khoản quản trị. Có nhiều trường hợp một trang web bị hacker tấn công nhưng người quản trị không hề hay biết, làm giảm liên tục thứ hạng của trang web, hoặc người dùng bị cảnh báo mã độc khi truy cập.
Tốc độ tải trang web chậm, do code web không được tối ưu hoặc hosting kém chất lượng. Không khách hàng nào thích chờ đợi đến lúc trang web hiển thị đầy đủ.
Dịch vụ hậu mãi kém. Khi một website bị lỗi, sự khắc phục chậm trễ sẽ làm suy giảm lượt khách truy cập, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Đôi khi một website được thực hiện với giá ban đầu rất rẻ, nhưng mỗi lần doanh nghiệp yêu cầu chỉnh sửa thì tính phí rất cao. Có trường hợp công ty thiết kế giải thể nhưng không trao lại quyền quản trị tên miền, hosting lại cho doanh nghiệp, hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải chi trả một số tiền không nhác.
Website không được tìm thấy trên các bộ máy tìm kiếm. Khi đó, website không có giá trị quảng bá thương hiệu, không là công cụ tốt hố trợ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Web hiển thị không ổn định, các thành phần hình ảnh, chữ… không ở đúng vị trí của nó hoặc không tương thích tốt với các trình duyệt khác nhau của khách truy cập.

Những công ty thiết kế website với giá rẻ hiện nay đa phần là các bạn sinh viên làm thêm, hoặc những người thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế web. Chính sự làm việc thiếu chuyên nghiệp này dẫn đến quy trình làm việc của họ thường không rõ ràng. Chi phí thiết kế website khá rẻ, nhưng chi phí phát sinh khi bảo trì, vận hành website lại không được nhắc đến khi kí kết hợp đồng với khách hàng. Đưa khách hàng vào thế “gạo nấu thành cơm”, không thể không sử dụng các dịch vụ bảo trì nếu không muốn website ngưng hoạt động hoàn toàn.

Việc thuê nhầm một công ty thiết kế website rẻ, không uy tín không chỉ có những mặt tác hại nho nhỏ như trên. Đôi khi nó còn làm cho thương hiệu của bạn bị giảm sút một cách nghiêm trọng thông qua việc họ chèn những thứ không mong muốn và website của bạn như: backlink ngầm, nhằm thu thập lượt like từ mạng xã hội hoặc thông tin từ khách hàng,…

Tuy nhiên, xã hội bao giờ cũng có 2 mặt xấu tốt. Bên cạnh những công ty thiết kế Website kém chất lượng thì vẫn có số ít những công ty thiết kế web giá rẻ, uy tín, thiết kế web chuyên nghiệp, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Những công ty này sẽ tạo ra cho Website của bạn một phong cách làm việc chuyên nghiệp, mang đến cho doanh nghiệp một lượng khách hàng không nhỏ, góp phần quảng bá thương hiệu doanh nghiệp bạn ra xa hơn nữa. Khi đó doanh nghiệp của bạn coi như đã đầu tư đúng chỗ, thu được lợi nhuận lớn từ việc đầu tư nhỏ.

Pingdom Tool là một trong những công cụ phân tích tốc độ website một cách chính xác nhất. Pingdom Tool phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến trang web tương tự như Dotcom Monitor, đó là thời gian tải trang, tổng số MB được load trung bình.

Pingdom cho phép người dùng kiểm tra từng địa chỉ của trang Web, tuy nhiên điều tạo nên sự khác biệt của dịch vụ này đó là sự phân tích và minh hoạ tốc độ truy cập tới từng mục, từng đối tượng trong Website như: hình ảnh, CSS, javascripts, RSS, Flash, video, audio …

Ngoài ra Pingdom Tool còn phân tích nhiều yếu tố khác, đánh giá một cách tổng thể về website của bạn. Một yếu tố nổi bật của Pingdom là khả năng giám sát hiệu quả của các website từ nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.

Nhược điểm của công cụ này là chỉ kiểm tra tốc độ website ở một số nước nhất định, không có Việt Nam.

Vị trí của máy chủ

Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá đúng tốc độ thật sự của một website. Vị trí của máy chủ càng gần với người truy cập thì nó càng nhanh, vì nếu các máy chủ ở khác quốc gia, kết nối phải đi qua nhiều ngỏ mạng khác nhau nên sẽ tốn thời gian truy cập hơn.

Trong vài trường hợp đặc biệt như đứt cáp quang biển, nếu bạn truy cập vào website sử dụng host tại nước ngoài sẽ càng chậm hơn. Đó là lý do tại sao mà các gói host nước ngoài như StableHost, A2Hosting đều có tốc độ truy cập không nhanh bằng host ở Việt Nam mặc dù nó là những nhà cung cấp host cực chất lượng.

Do vậy, nếu có mua host thì hãy ưu tiên các máy chủ gần như Việt Nam hoặc Singapore, Hongkong. Ở Việt Nam bạn có thể dùng host tại vHost, Singapore thì có A2Hosting và Hongkong thì có Site5 hoặc Arvixe. Nhưng tốc độ hiện tại ở Việt Nam khi truy cập các máy chủ tại Mỹ cũng khá nhanh nên bạn cũng không lo lắm.

Khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy chủ

Khi bạn truy cập vào một trang nào đó trên website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu (request) truy cập về máy chủ web (webserver), lúc đó webserver tiếp nhận yêu cầu và phân loại rồi gửi đến các ứng dụng khác nếu nó cần như PHP, MySQL, Ruby,…rồi gửi lại ngược về webserver, sau đó webserver mới gửi về trình duyệt xử lý và hiển thị.

Như vậy, nếu máy chủ bạn thuộc hàng tốt, kết nối internet tốc độ cao nhưng cấu hình chưa chuẩn xác, có lỗi thì khả năng xử lý bị kém đi nên thời gian đợi của người truy cập lâu hơn.

Về tình trạng này, hãy cố gắng tối ưu code bên trong website thật tốt và hạn chế lỗi/bug ít nhất có thể. Còn về máy chủ, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật khác để tăng thời gian xử lý dữ liệu trên máy chủ hơn như lưu bộ nhớ đệm (cache) cho website, tối ưu khả năng xử lý code như PHP thì sử dụng APC, XCache.

Dung lượng website

Nếu website của bạn có quá nhiều hình ảnh và nội dung lên đến cả chục MB thì chắc chắn thời gian tải sẽ lâu dù cho server có tốt đi chăng nữa. Lúc đó tốc độ sẽ phụ thuộc vào chất lượng mạng của người truy cập, mạng nhanh thì 10MB họ tải trong tích tắc nhưng mạng lởm thì đó là vấn đề lớn.

Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các hình ảnh có kích thước to trên website, và kết hợp các bước tối ưu ảnh đúng cách để sử dụng trên website.

Dữ liệu đệm trên trình duyệt

Các trình duyệt hiện đại bây giờ đều có khả năng lưu nội dung của website vào bộ nhớ đệm trên máy tính để nó tái sử dụng nếu họ có truy cập vào lại website, lúc đó trình duyệt sẽ truy cập nhanh hơn vì không mất thêm thời gian tải lại các nội dung trên website nữa. Ví dụ như nó có thể lưu toàn bộ nội dung trên website, hoặc lưu các tập tin đính kèm như CSS, Javascript, hình ảnh, Flash,….

Do vậy, bạn nên thiết lập cho phép trình duyệt nén nội dung trên website thành gzip và lưu nó vào bộ nhớ đệm để khách truy cập vào nhanh hơn ở các lần sau.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *